Cói - món quà mộc mạc từ thiên nhiên

Cói - món quà mộc mạc từ thiên nhiên

Khi nắng mùa hè bắt đầu chói chang cũng là lúc người dân ở các xã Quảng Khê, Quảng Trường… huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) tất bật vào mùa thu hoạch cói.

Cỏ cói là một loại cây dệt nên biết bao điều kỳ diệu, không chỉ mang đến những sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa và tinh thần nghệ thuật thủ công truyền thống đặc trưng của các nền văn hoá khác nhau, mà còn góp phần xây dựng lối sống xanh thêm ấm cúng và tinh tế với những sản phẩm cói mộc mạc tự nhiên. 

Hity
Author’s image

Cói, có tên khoa học là Cyperus và thường được gọi là cỏ cói, là loài cây thân cỏ phát triển mạnh mẽ ở những vùng đất ẩm ướt. Điểm đặc biệt của cây cói nằm ở phần thân rễ – hay còn gọi là củ cói – bám sâu từ 0,5 đến 1 mét dưới mặt đất, giúp cây cực kỳ thích nghi với môi trường ven biển. Thân cây thon dài, mọc thẳng với chiều cao trung bình từ 1 đến 2 mét. Tại Việt Nam, bạn dễ dàng bắt gặp cây cói tại các dải ven biển kéo dài từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa, cũng như dọc các tỉnh Nam Trung Bộ. Hiện nay, hai loại cói phổ biến nhất là cói bông nâu và cói bông trắng, thường được sử dụng nhiều trong sản xuất thủ công mỹ nghệ.

Nghệ thuật sống xanh cùng cói | Thời trang bền vững Hity

Ảnh: Nhiếp ảnh gia Lê Chí Trung, Xuân Đài, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Bộ ảnh mùa thu hoạch cói Phú Tân

Cỏ Cói

Túi xách cói | Thời trang thiết kế thủ công Hity

Người dân Quảng Xương, Thanh Hoá vào mùa thu hoạch cói. 

Cói giấy

Giỏ túi cói đeo chéo hình tròn thời trang bền vững Hity
Cói giấy (Cyperus papyrus) là một loài thực vật thuộc họ Cói. Loài này được Carl von Linné miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753. Cói giấy là một loài thực vật thân thảo sống lâu năm bản địa Châu Phi, và tạo thành các thảm thực vật đầm lầy giống như lau sậy trong vùng nước nông. Trong lịch sử, chúng đã được con người sử dụng từ lâu, đặc biệt là Ai Cập Cổ Đại, nó là nguồn gốc của giấy cói, các phần của nó có thể được ăn, và thân có khả năng nổi cao có thể được làm bè. Nó thường được trồng như một cây cảnh.

Cánh đồng Cói

Túi cói món quà mộc mạc từ thiên nhiên | Thời trang thiết kế Hity

Cói sau khi thu hoạch được lựa chọn những sợi chất lượng, sau đó dùng dao chẻ nhỏ rồi phơi khô đủ nắng để sợi cói bền và chắc, thường khi sợi cói đã khô chừng 70% là được. Chẻ cói cần có 2 người. Đây là công đoạn mất khá nhiều thời gian và công sức, bởi nếu không chẻ cói kịp thời, để héo sẽ rất khó chẻ. Cây cói sau khi được chẻ, sẽ đem phơi 3 nắng ngoài ruộng để cho nhẹ và mềm sợi. Sau đó, được cột thành từng bó để đưa về nhà để tiếp tục phân loại, phơi khô bán cho các cơ sở sản xuất. Người dân phơi cói sợ nhất trời mưa, vì cói sẽ hư hỏng, đen màu không bán được.

Túi cói món quà mộc mạc từ thiên nhiên | Thời trang thiết kế Hity

Người ta chia cói thành 2 phần: để nhuộm màu và không nhuộm.

Nghệ thuật sống xanh cùng cói | Thời trang bền vững Hity

Không gian sống xanh cùng cói: tự nhiên và bền vững

Avada-TextAndImage__Image
Khi khám phá bên trong cây cói bằng cách cắt ngang, bạn sẽ nhận thấy một mạng sợi nhỏ xíu, có cấu trúc tương tự như miếng mút xốp với độ co giãn đặc biệt. Đặc tính hấp thụ ẩm của cói làm cho nó trở thành nguyên liệu chủ chốt để tạo ra một loạt sản phẩm thủ công mỹ nghệ, không chỉ làm đẹp mà còn có ứng dụng đa dạng.
Avada-TextAndImage__Image
Cỏ cói thuộc họ cỏ Cyperaceae và thường mọc ở vùng đồng bằng ngập nước, các khu vực ven sông, ao hồ tại Việt Nam.
Đây là loại cây thân thảo sống lâu năm, thân có tiết diện hình tam giác đặc trưng, chiều cao từ 70cm đến hơn 1m.
Cỏ cói được biết đến nhiều với vai trò là nguồn nguyên liệu bền vững để đan lát các sản phẩm thủ công mỹ nghệ như chiếu, giỏ, túi xách và tấm lót.
Hàm lượng chất xơ cao giúp sợi cói dẻo dai, mềm mại nhưng vẫn giữ được độ bền chắc, rất thân thiện với môi trường.
Nhờ phát triển nhanh và dễ trồng, cỏ cói đang được các địa phương khuyến khích mở rộng diện tích nhằm tăng thu nhập cho bà con nông dân.
Đặc biệt, sản phẩm làm từ cỏ cói đang được thị trường quốc tế ưa chuộng nhờ yếu tố xanh, an toàn cho sức khỏe và tính thẩm mỹ mộc mạc, gần gũi.
Quy trình xử lý, phơi sợi và đan lát cũng được cải tiến nhằm nâng cao chất lượng, đa dạng mẫu mã phục vụ nhu cầu hiện đại.
Không chỉ mang lại giá trị kinh tế, phát triển nghề cỏ cói còn góp phần bảo tồn nghề truyền thống, tạo việc làm ổn định cho người dân địa phương. Chất liệu cói mang lại cảm giác thoải mái và vẫn đảm bảo tính tiện ích và công năng của sản phẩm.

Chiếu cói

Sử sách chép lại rằng Phạm Đôn Lễ đi sứ Trung Quốc học được bí quyêt dệt chiếu của người Trung Quốc và về truyền cho dân ta. Nghề dệt chiếu cói ở nước ta hình thành từ khoảng những năm 908 - 1009 thời Tiền Lê. Dệt chiếu bằng tay có lẽ đã quá quen thuộc đối với mỗi chúng ta,  được người Việt sáng tạo ra bằng cách dùng những sợi cỏ cói, phơi khô rồi dệt và liên kết lại bằng sợi đay. Để tăng thêm tính thẩm mỹ cho những chiếc chiếu, người thợ thường nhuộm màu sợi cói hoặc vẽ lên trên đó những hoa văn đặc trưng. 

Từ lâu, chiếu cói được các nhiều tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ chọn là sản phẩm thủ công truyền thống đặc trưng của địa phương. Với bàn tay và khối óc cần cù và sáng tạo không ngừng nghỉ, những nghệ nhân dệt chiếu đã chế tạo nên loại máy dệt chiếu. Một chiếc chiếu cói dệt bằng máy chưa đến một tiếng. Trung bình một nghệ nhân làm từ 12 - 15 chiếc mỗi ngày. Tuy vậy, chiếu dệt bằng khung tay, theo cách truyền thống vẫn được thị trường ưa chuộng hơn.

Chiếu cói có độ bền cao, thông thoáng, mát mẻ, thích hợp sử dụng trong mùa hè.

“Chiếu cói làng em nhuộm màu tươi tắn

Công em rày mưa nắng gió sương

Chiếu này đi khắp tứ phương

Gửi người quân tử trải giường nghỉ ngơi”.

- Ca dao miền đất võ Bình Định - 

“Ăn cơm hom, nằm giường hòm, đắp chiếu Hới”. 

Túi cói món quà mộc mạc từ thiên nhiên | Thời trang thiết kế Hity

  • Chiếu cói thường có hai loại là chiếu trơn và chiếu hoa. 
  • Chiếu trơn được dệt từ cói trắng nguyên chất. 
  • Chiếu hoa được dệt từ các sợi cói trắng xen kẽ các sợi cói nhuộm các màu khác nhau, tạo nên nhiều loại hoa văn: chiếu gấm, chiếu rằng, chiếu vảy ốc, chiếu long phụng, chiếu hoa râm, chiếu cờ, chiếu cổ lồi.

Muốn dệt một chiếc chiếu hoa, các nghệ nhân phải thật sự khéo léo, tỉ mỉ ghép từng sợi cói đã nhuộm màu để cho ra các hoa văn theo mẫu đã được khách hàng yêu cầu. Một chiếc khung máy dệt có hàng chục cuộn chỉ nên người thợ phải thực sự lành nghề thì mới có thể cho ra đời một chiếc chiếu có độ thẩm mỹ cao như chiếu hoa song hỷ, trăm năm hạnh phúc hoặc chữ Phúc – Lộc – Thọ. Nghề dệt chiếu cói đã trở thành một trong những nghề truyền thống của Việt Nam mà nhân dân ta luôn bảo vệ và giữ gìn. Những làng nghề chiếu cói tiêu biểu có thể kể đến như:

  1. Làng dệt Chiếu Hới: Làng dệt này tọa lạc tại tỉnh Thái Bình với truyền thống dệt chiếu lâu đời (tương truyền từ thế kỉ XV đến nay). Hiện làng có khoảng 3000 hộ dân và 80% đều sinh sống bằng nghề dệt chiếu.
  2. Làng chiếu Nga Sơn: Nhắc đến làng chiếu Nga Sơn tại tỉnh Thanh Hóa, ai ai cũng phải trầm trồ vì sự phát triển vượt bậc của nơi đây. Không chỉ dệt chiếu cói trong nước, người dân nơi đây đã xây dựng thương hiệu “chiếu Nga Sơn” xuất khẩu đến Nhật Bản và nhiều quốc gia khác.
  3. Làng dệt chiếu cói Bàn Thạch: Một làng nghề dệt chiếu nổi tiếng của Việt Nam tại tỉnh Quảng Nam chính là Bàn Thạch. Về đến nơi đây, bạn sẽ bạn choáng ngợp bởi không gian phơi chiếu. Những chiếc chiếu đầy màu sắc được người dân phơi khắp nơi như phô trương thanh thế của một làng nghề lâu đời. 

Túi cói món quà mộc mạc từ thiên nhiên | Thời trang thiết kế Hity

Túi cói món quà mộc mạc từ thiên nhiên | Thời trang thiết kế Hity

Giỏ túi xách, mũ nón cói: phụ kiện thời trang đương đại và bền vững

Dáng mềm như lụa, thanh tao như mây, cói ôm trọn tinh hoa của trời đất, mang đến nét đẹp mộc mạc mà tinh tế cho thời trang và cuộc sống. Từ bàn tay khéo léo của nghệ nhân, những sợi cói bình dị được đan thành muôn vàn sản phẩm, mang theo hương vị đồng quê và tinh tuý Việt Nam. Nón cói che nắng, giỏ cói đựng đồ, thảm cói mát nhà, chiếu cói mát lưng là những người bạn đồng hành thân thiết, gắn bó với đời sống con người từ bao đời nay. Dẫu thời gian có trôi, xu hướng có thay đổi, cói vẫn luôn giữ một vị trí đặc biệt trong lòng người Việt, là niềm tự hào và biểu tượng cho sự giản dị, mộc mạc và thanh tao.

Giỏ túi cói dễ dàng kết hợp với các trang phục mùa hè như váy maxi, áo sơ mi, và quần short, mang đến vẻ đẹp nhẹ nhàng, phóng khoáng. Giỏ túi cói không chỉ phù hợp để đi biển, dạo phố, mà còn có thể sử dụng trong các dịp hằng ngày như đi làm hoặc đi mua sắm. Một số túi cói có thiết kế hiện đại và tinh tế, có thể sử dụng khi đi làm hoặc gặp gỡ bạn bè. Bạn chỉ cần chọn một chiếc túi cói có kích thước vừa phải để đựng các vật dụng cần thiết như sổ tay, điện thoại, ví tiền. Những chi tiết hoa thêu, dây đan hay tua rua làm tăng thêm tính thẩm mỹ và sự độc đáo cho từng chiếc túi. Khi không sử dụng, túi cói có thể trở thành một vật trang trí độc đáo trong nhà, mang đến cảm giác mộc mạc, giản dị.

Nón cói không chỉ là phụ kiện che nắng hiệu quả mà còn là biểu tượng của phong cách thời trang nhiệt đới. Với kiểu dáng đa dạng từ nón rộng vành, nón lưỡi trai đến nón phớt, nón cói mang lại vẻ đẹp cổ điển và duyên dáng. Đây là lựa chọn hoàn hảo cho những ai yêu thích phong cách vintage trong những chuyến du lịch hay dạo phố.

Khám phá >>

Khám phá >>

Giỏ cói: không gian sống xanh

Cỏ cói là một loại cây có sức sống mãnh liệt, do đó những chiếc giỏ làm từ cỏ cói cũng có độ bền cao, có thể sử dụng trong thời gian dài. Giỏ cói mang vẻ đẹp mộc mạc, giản dị, tạo nên sự ấm cúng và gần gũi cho không gian. Chất liệu cói bền, nhẹ và dễ làm sạch, giúp giỏ cói trở thành một sự lựa chọn thân thiện với môi trường, thay thế cho các loại túi nilon khó phân hủy. Giỏ cói ngoài tính thẩm mỹ cao được các khách hàng là tín đồ bảo vệ môi trường tin dùng còn có ưu điểm vô cùng đặc biệt là mùi thơm tự nhiên của cói. Căn phòng của bạn sẽ tràn đầy năng lượng tích cức bởi mùi cói hết sức dễ chịu, tạo cảm giác như bạn đang ở một làng quê mộc mạc giữ hoàng hôn. Giỏ cũng giúp các căn phòng nhỏ hẹp, thường xuyên phải đóng cửa trở nên dễ chịu hơn.

Thảm Cói: ấm áp và mộc mạc cho không gian sống

Thảm và đệm cói là lựa chọn tuyệt vời để tạo điểm nhấn cho không gian nội thất mang phong cách mộc mạc, gần gũi với thiên nhiên. Những sản phẩm này thường được sử dụng ở phòng khách, phòng ngủ hoặc ngoài ban công, giúp không gian trở nên ấm cúng và hài hòa hơn.Cấu trúc rỗng của sợi cói giúp thảm cói lưu thông khí tốt, tạo cảm giác mát mẻ khi sử dụng, đặc biệt phù hợp cho những ngày hè nóng bức. Đặc biệt, sợi cói có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, giúp cho sàn nhà luôn khô ráo, điều hòa không khí trong nhà, giúp không gian trở nên thoáng mát hơn. Đệm cói được sử dụng phổ biến nhất để làm đệm ngủ, mang đến cho người sử dụng giấc ngủ ngon và sâu hơn. Đặc biệt trong các không gian thương mại cao cấp như resort, khách sạn, thảm đệm cói được các kiến trúc sư ứng dụng khéo léo để mang lại cảm giác thư giãn xa xỉ cho khách hàng. 

Cỏ cói là một loại cây có sức sống mãnh liệt, do đó những tấm thảm làm từ cỏ cói cũng có độ bền cao, có thể sử dụng trong thời gian dài. Cỏ cói là một nguyên liệu tự nhiên, có thể tái chế và phân hủy sinh học, góp phần bảo vệ môi trường. Với những ưu điểm như thoáng mát, thấm hút mồ hôi, bền bỉ, thân thiện với môi trường và mang vẻ đẹp mộc mạc, thảm, đệm cói xứng đáng là lựa chọn hàng đầu cho những ai yêu thích sự giản dị của lối sống xanh. 

Túi cói món quà mộc mạc từ thiên nhiên | Thời trang thiết kế Hity

Ngoài các sản phẩm thông dụng như túi, nón, giỏ, và thảm, cói còn được sử dụng để làm nhiều sản phẩm thủ công khác như dép, chiếu, hộp đựng đồ, rèm cửa, và các vật trang trí nội thất. Mỗi sản phẩm đều mang đậm dấu ấn của sự sáng tạo và khéo léo, thể hiện tay nghề tinh xảo của những nghệ nhân làng nghề.

Nghệ thuật sống xanh cùng cói | Thời trang bền vững Hity

Nghệ thuật sống xanh cùng cói | Thời trang bền vững Hity

Ngôi nhà ở Châu Đốc (An Giang) sử dụng vật liệu cói làm vách

  • Ngoài ra, cỏ cói còn có một số ứng dụng khác như: 
  • Làm thức ăn chăn nuôi: cỏ cói là nguồn thức ăn bổ dưỡng cho gia súc, gia cầm.
  • Làm nguyên liệu sản xuất giấy: sợi cói có thể được sử dụng để sản xuất ra giấy có độ bền cao, thân thiện với môi trường.
  • Làm thuốc: một số bộ phận của cây cỏ cói được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh trong y học dân gian.

Báo Thanh Hoá | Trung tâm xúc tiến du lịch Ninh Bình | Ngoisao.vn | Tạp chí Công thương | Gemini

Quay lại blog

Để lại bình luận